Hãy nghĩ về công việc tốt nhất mà bạn từng có, có phải một trong những lý do khiến bạn yêu thích công việc đó là vì những mối quan hệ tốt đẹp mà bạn có với đồng nghiệp hay không? Mỗi ngày bạn đều dành một khoảng thời gian cùng làm việc, cùng trải nghiệm với đồng nghiệp của mình, vì vậy việc công nhận và đánh giá cao những đóng góp của đồng nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến động lực và năng suất làm việc của nhân viên.
Khi hầu hết các công ty khuyến khích nhân viên phản hồi về quản lý và lãnh đạo thì họ lại đang bỏ qua tầm quan trọng của sự công nhận giữa những người đồng cấp. Việc nhận được công nhận từ đồng nghiệp không chỉ thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, cải thiện gắn kết nội bộ, mà còn góp phần gia tăng năng suất và nâng cao dịch vụ khách hàng. Tất cả những điều này cuối cùng đều có tác động đáng kể đến kết quả và hiệu suất kinh doanh của công ty bạn.
Bài viết này sẽ giải thích sự công nhận đồng cấp là gì, nó có thể mang lại lợi ích như thế nào, đồng thời đưa ra các đề xuất và phương pháp hay nhất để xây dựng văn hóa công nhận đồng cấp trong công ty của bạn.
TẠI SAO CÔNG NHẬN ĐỒNG CẤP LẠI QUAN TRỌNG?
Trong một cuộc phỏng vấn của Harvard Business Review, người đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành Whole Foods Market, John Mackey đã chia sẻ một số điều mà hầu hết chúng ta đều từng nghe đến trong kinh doanh:
"Happy team members result in happy customers. Happy customers do more business with you. They become advocates for your enterprise, which results in happy investors. That is a win, win, win, win strategy. – Nhân viên hài lòng sẽ mang đến những khách hàng hài lòng. Những khách hàng hài lòng sẽ hợp tác kinh doanh với bạn nhiều hơn. Và họ trở thành những người ủng hộ doanh nghiệp của bạn, điều này dẫn đến các nhà đầu tư hài lòng. Đó là chiến lược win, win, win, win - 4 bên đều có lợi".
Mặc dù việc xây dựng văn hóa ghi nhận những đóng góp của người lao động ngày càng được quan tâm, thì việc đề cao những mối liên kết giữa những người nhân viên với nhau vẫn chưa được thực sự chú trọng.
Sự công nhận bạn có được từ những người đồng cấp (peer-to-peer) có điểm khác biệt mà sự công nhận từ cấp trên (manager-to-peer) không bao giờ có được. Theo một báo cáo của SHRM, 41% các công ty chú trọng công nhận đồng cấp đã có sự gia tăng tích cực về mức độ hài lòng của khách hàng.
Một khi nhân viên của bạn tích cực nâng cao tinh thần cho nhau, họ cũng đang tích cực nâng cao tinh thần cho khách hàng của bạn. Có lẽ đó là lý do tại sao các công ty dành tối thiểu 1% ngân sách cho việc ghi nhận lại có khả năng đạt được kết quả tài chính tốt hơn đến 79%.
CÁC HÌNH THỨC ÁP DỤNG CÔNG NHẬN ĐỒNG CẤP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Typeform - Công nhận tự nhiên
Một công ty dịch vụ của Tây Ban Nha chuyên về xây dựng phần mềm biểu mẫu trực tuyến và khảo sát trực tuyến.
Làm mọi việc đơn giản theo cách của "TypeForm"!
Công ty phần mềm Typeform đã xây dựng văn hóa công nhận đồng cấp đặc trưng mà họ gọi là "Keeping Recognition Spontaneous - hay Công nhận tự nhiên". Các nhân viên sẽ bắt đầu vỗ tay khi một thành viên trong nhóm đã hoàn thành tốt công việc. Và một khi một người bắt đầu vỗ tay, cả văn phòng sẽ cùng tham gia một cách rất tự nhiên. Người nhân viên sẽ nhận được tràng pháo tay công nhận từ toàn bộ thành viên của công ty một cách công khai và ngay lập tức.
2. Zappos - "Zollars"
Zappos nổi tiếng là một trong những môi trường làm việc tốt nhất trên thế giới, và họ đã áp dụng chương trình công nhận đồng cấp nhiều năm.
Tại Zappos, nhân viên có thể tặng thưởng "Zollars" cho đồng nghiệp khác khi họ hoàn thành tốt công việc. Với những tờ "Zollars" đầy màu sắc nhận được, nhân viên có thể đổi thành những phần quà thiết thực như chai nước, USB, dụng cụ tập thể dục, và họ còn có thể dùng "Zollars' để quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Bên cạnh đó, mỗi tháng nhân viên Zappos có ngân sách để tặng $50 cho một đồng nghiệp xuất sắc nhất nhân một dịp đặc biệt.
3. Jetblue - Chương trình "Lift"
JetBlue - hãng hàng không giá rẻ của Mỹ bắt đầu áp dụng chương trình công nhận đồng nghiệp của họ - “Lift” - nơi nhân viên và trưởng nhóm có thể truy cập vào nền tảng công nhận của công ty thông qua thiết bị di động hoặc máy tính để đánh giá sự tuyệt vời của nhau. Việc đánh giá trải dài từ các công việc hàng ngày đến những hoạt động, chương trình trò chơi lớn của cả công ty.
Chương trình công nhận đồng cấp "Lift" đã mang lại những kết quả khả quan: tăng 88% sự hài lòng đối với nhân viên Jetblue! Dữ liệu của JetBlue cũng tiết lộ rằng cứ tăng 10% số người được công nhận, thì hãng hàng không đã tăng 3% tỷ lệ giữ chân nhân tài và tăng 2% mức độ tương tác tương tác nội bộ.
4. Suntory PepsiCo Vietnam Beverage - nền tảng "SPVB Kudos" hợp tác cùng EveHR
Suntory Pepsico Vietnam Beverage (SPVB) hiện có hơn 4000 nhân viên khối văn phòng và nhà máy tại Việt Nam sử dụng ứng dụng công nhận đồng cấp "SPVB Kudos" được phát triển bởi EveHR.
SPVB Kudos mang lại cho nhân viên sự linh hoạt trong việc khen thưởng đồng nghiệp của họ bất cứ lúc nào - bất cứ nơi nào trên cả ứng dụng di động và web. Với số "kudos" thưởng nhận được từ các công nhận của đồng nghiệp, nhân viên có thể đổi quà với hàng trăm thương hiệu hàng đầu trên toàn quốc hay lựa chọn quà tặng nội bộ của SPVB.
Với nên tảng kỹ thuật tiên tiến và dễ sử dụng, SPVB Kudos đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa công nhận đồng cấp của SPVB, biến việc khen thưởng trở nên kịp thời và có ý nghĩa, từ đó nâng cao trải nghiệm làm việc cho tất cả nhân viên tại SPVB.
Trong suốt thời kỳ Covid-19, nền tảng tương tác trực tuyến được thiết kế để giúp bạn nói lời “cảm ơn” hay động viên tinh thần đồng nghiệp một cách hiệu quả chính là chìa khóa để duy trì một môi trường lành mạnh và hiệu suất cao.
Về EveHR
EveHR là nền tảng Phúc lợi và Khen thưởng nhân viên hàng đầu tại Việt Nam, có thể truy cập được trên cả website và di động. Bên cạnh hai tính năng chính: Phúc lợi linh hoạt và Cổng khen thưởng, EveHR còn tích hợp các tính năng mới nhằm mục tiêu hỗ trợ đội ngũ Nhân Sự nâng cao trải nghiệm của nhân viên, giảm tỷ lệ nhảy việc và tăng cường gắn kết nội bộ cho công ty.
Website: https://www.evehr.vn | Phone: (028) 3829 9715 | Email: help@evehr.vn
Comments