Giữ chân nhân viên là một trong những thách thức quan trọng mà hầu hết các tổ chức đang đối diện trong thời đại hiện nay. Theo các nghiên cứu trong ngành,bất kể quy mô doanh nghiệp như thế nào, tổng chi phí khi mất một nhân sự có thể dao động từ 1,5-2 lần mức lương hàng năm của họ.
Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, việc duy trì và phát triển đội ngũ nhân tài trở nên ngày càng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày 7 cách quản lý tài năng hiệu quả để giữ chân nhân sự và giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc hấp dẫn.
Đọc thêm: 7 nguyên tắc quản lý nhân sự hiệu quả
Hãy cùng tìm hiểu và khám phá những chiến lược độc đáo để thu hút và giữ chân nhân tài trong tổ chức của bạn.
Tại sao doanh nghiệp cần giữ chân nhân viên?
Giữ chân nhân viên là ưu tiên cấp bách cho doanh nghiệp, đặc biệt sau giai đoạn đầy biến động của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ nhảy việc trước đại dịch Covid-19 đã tăng lên mức cao kỷ lục, và sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phục hồi đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân tài. Điều này tạo ra một tình huống mà nhân viên có nhiều lựa chọn hơn, và doanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ để tuyển dụng mà còn để giữ chân nhân tài.
Sự thay đổi trong thói quen làm việc cũng là một yếu tố quan trọng. Mô hình làm việc từ xa và tích hợp công nghệ mang lại nhiều sự lựa chọn cho nhân viên khi đa số đều chọn môi trường phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.
Nhìn chung, trong bối cảnh đầy thách thức của năm 2023, việc giữ chân không chỉ là vấn đề quan trọng mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
4 yếu tố quyết định tính cam kết của nhân viên với doanh nghiệp
Mức độ gắn kết
Nhân viên không chỉ tìm kiếm một công việc, mà họ muốn tìm kiếm một cộng đồng, môi trường nơi họ thấy mình thật sự thuộc về. Sự gắn kết giữa nhân sự và công ty không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn quyết định tính cam kết của họ.
Theo một nghiên cứu gần đây, 93% nhân viên cho rằng được kết nối trong công việc là vô cùng quan trọng với họ. Họ muốn cảm thấy mình được liên kết chặt chẽ với đồng nghiệp, người quản lý, cũng như với sứ mệnh và giá trị của công ty. Điều đáng chú ý là mặc dù những mong muốn này rất mạnh mẽ ở phía người lao động, hơn một nửa trong số họ cho rằng việc kết nối này không thực sự được công ty và lãnh đạo quan tâm đến.
Sự kết nối tạo nên cảm giác gắn bó giữa nhân viên và tổ chức. Khi được kết nối với đồng nghiệp, đội nhóm, người quản lý, họ trở nên sáng tạo ,hứng thú hơn và có trải nghiệm làm việc tích cực hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và cống hiến đối với công việc.
Sự công nhận nỗ lực
81% nhân viên nói rằng họ có động lực để làm việc chăm chỉ hơn khi được sếp công nhận và trân trọng đóng góp của họ.
Những nhân sự nhận được nhiều công nhận sẽ có khả năng phấn đấu và mang đến chất lượng công việc cao hơn trong tương lai.
Việc rời bỏ công ty trong giai đoạn Đại Từ Chức thường xuất phát từ hai lý do chính là:
Cảm thấy bị quản lý đánh giá thấp (52%)
Cảm thấy bị tổ chức đánh giá thấp (54%)
Vì vậy, các chính sách công ty nên ưu tiên rõ ràng về việc công nhận nhân viên, đảm bảo quy trình công nhận diễn ra thuận tiện và thường xuyên.
Đánh giá hiệu suất thường xuyên
Nhân viên nên hiểu rằng mục tiêu cá nhân cần gắn liền với mục tiêu của tổ chức, và biết được nỗ lực của họ mang lại giá trị nhất định theo thời gian dù lớn hay nhỏ. Điều này có thể được thực hiện thông qua các sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường, phản hồi tích cực từ các nhà quản lý và lãnh đạo, đánh giá của khách hàng, hoặc thậm chí là các hoạt động từ thiện mà công ty thực hiện.
Chỉ được nghe đánh giá công việc đơn thuần là chưa đủ, nhân viên khó có thể phát triển nếu không có sự đánh giá thường xuyên và tận tâm. Tuy nhiên, khoảng một nửa số người lao động được Gallup khảo sát chỉ ra rằng họ không rõ những gì được mong đợi trong công việc, cũng như người quản lý cũng không rõ ràng về những gì cần mong đợi.
Mức độ phát triển cá nhân và sự nghiệp
Phần lớn nhân viên, đặc biệt là thế hệ trẻ, đều khát khao có cơ hội để làm chủ các vai trò và làm chủ trong công việc. Họ thường muốn thăng tiến và nâng cao vị thế trong cộng đồng nghề nghiệp và cá nhân của họ.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển, các nhà lãnh đạo nên liên tục tạo điều kiện đáp ứng các nguyện vọng nghề nghiệp . Bằng cách thường xuyên thiết lập mục tiêu, tăng kỳ vọng công việc và cơ hội phát triển, đồng thời tạo ra lộ trình thăng tiến rõ ràng, các công ty có thể gia tăng trải nghiệm cho nhân viên từ đó có thể gắn bó và giữ chân nhân viên cao hơn.
7 cách giữ chân nhân viên giỏi bạn cần biết
Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ
Khi nói đến việc giữ chân nhân tài, các chi tiết nhỏ rất quan trọng. Doanh nghiệp cần đặt ra những câu hỏi như:
Liệu nhân viên nghỉ việc vì họ không được đối xử công bằng? Mức lương của doanh nghiệp không tốt bằng những đối thủ trên thị trường?
Các loại thông tin này có thể được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn thôi việc và qua các cuộc trò chuyện 1-1 với nhân viên đang làm việc.
Ngoài phỏng vấn thôi việc, doanh nghiệp nên chủ động giữ chân những nhân tài bằng các cuộc khảo sát về mức độ gắn bó để đưa ra kết quả nhằm đo lường chỉ số đánh giá về trải nghiệm của nhân viên.
Vạch ra mục tiêu và kế hoạch giữ chân nhân viên giỏi
Mục tiêu và kế hoạch giữ chân xác định hướng đi và mục tiêu chung cho toàn bộ tổ chức, giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong sự phát triển của công ty. Chẳng hạn, mục tiêu này có thể bao gồm việc phát triển kỹ năng, thăng tiến nghề nghiệp, hoặc tham gia vào các dự án quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự cam kết và tạo động lực cho nhân viên để đóng góp hết mình.
Để vạch ra mục tiêu và kế hoạch hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện một số bước sau. Đầu tiên là tạo cơ hội giao tiếp với nhân viên để lắng nghe ý kiến và nhu cầu của họ. Thứ hai, tổ chức nên xây dựng mục tiêu cụ thể, đo lường và theo dõi tiến trình thực hiện. Cuối cùng là tạo ra cơ hội phát triển và thăng tiến rõ ràng cho nhân viên.
Nhưng quan trọng nhất, tổ chức nên có sự nhận thức về giá trị của việc giữ chân nhân viên và đảm bảo rằng mục tiêu và kế hoạch được tích hợp vào chiến lược tổng thể. Sự cam kết đối với việc giữ chân người lao động sẽ mang lại lợi ích lâu dài và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tạo môi trường làm việc tích cực
Tạo môi trường làm việc tích cực là yếu tố không thể thiếu để giữ chân nhân viên hiệu quả. Môi trường này tạo ra cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tạo niềm hứng khởi trong công việc và thúc đẩy sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức.
Một nghiên cứu của Gallup đã chỉ ra rằng môi trường làm việc tích cực có thể làm tăng hiệu suất làm việc của nhân viên lên đáng kể. Những người làm việc trong môi trường như vậy có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn, đóng góp nhiều hơn và cảm thấy hài lòng hơn với công việc của mình. Điều này giúp giảm nguy cơ mất nhân tài và tạo ra một đội ngũ nhân viên đủ năng lực.
Để tạo môi trường làm việc tích cực, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân, bằng cách cung cấp cơ hội học hỏi và thăng tiến. Đồng thời, tổ chức nên thúc đẩy sự gắn kết và tương tác thông qua các hoạt động xã hội và dự án chung. Thêm vào đó, việc thúc đẩy sự công bằng và đảm bảo công việc được công nhận cũng đóng vai trò quan trọng.
Đề xuất mức lương cạnh tranh
Đề xuất mức lương cạnh tranh là một biện pháp giữ chân nhân viên giỏi, có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định của lực lượng lao động. Mức lương cạnh tranh không chỉ hấp dẫn và thúc đẩy nhân viên ở lại công ty, mà còn đảm bảo họ cam kết và đóng góp tối đa vào sự phát triển của tổ chức.
Mức lương cạnh tranh có khả năng thu hút những ứng viên tài năng và giữ chân được những nhân viên có đóng góp đáng kể. Yếu tố này không chỉ làm tăng thương hiệu của nhà tuyển dụng mà còn tạo điều kiện cho nhân viên cảm thấy công bằng và được đánh giá xứng đáng.
Ví dụ, một nghiên cứu từ Hội đồng Kinh tế Quốc gia (National Economic Council) tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng khi nhân viên cảm thấy mức lương của họ cạnh tranh với thị trường lao động, họ có xu hướng ổn định hơn và không dễ dàng chuyển sang công việc khác. Điều này giúp giảm tỷ lệ thôi việc và tiết kiệm chi phí đào tạo, thay thế.
Phản hồi hiệu quả
Theo các nghiên cứu, khi nhân viên nhận được lời nhận xét trong thời gian làm việc, chất lượng của công việc đó có thể tăng lên đến 400%. Sự kết hợp giữa việc ghi nhận nỗ lực và cung cấp hướng dẫn cải thiện giúp nhân viên nắm bắt được điểm yếu và mạnh của bản thân. Điều này không chỉ gia tăng hiệu suất làm việc mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
Hơn nữa, việc phản hồi kịp thời thể hiện sự chú ý và quan tâm từ phía lãnh đạo. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và ủng hộ trong việc phát triển, môi trường làm việc sẽ trở nên tích cực và gắn bó hơn.
Lời đánh giá hiệu quả cần những yếu tố sau:
Càng cụ thể càng tốt
Mang tính xây dựng, đặc biệt liên quan đến kết quả của hành động (nghĩa là “Khi bạn thực hiện X, Y sẽ là kết quả”)
Có thiện chí (đừng xem đánh giá là nơi để đổ lỗi)
Phản hồi từ nhiều phía (bao gồm cấp bậc ngang hàng - đồng nghiệp với nhau, nhân viên với quản lý,v.v.)
Công nhận nhân viên đi kèm phần thưởng
Tiếp theo, một trong những lý do khiến nhân viên thôi việc là vì thiếu sự công nhận. Phản hồi tích cực hoặc sự công nhận đúng thời điểm sẽ xây dựng tinh thần tích cực, và khiến nhân viên cảm giác họ quan trọng đối với công việc như nào. Trong khi một vài thích lời khen ngợi được viết tay, một số nhân viên khác có thể thích lời khen ngợi được phát đi công khai.
Đọc thêm: Tại sao phải khen thưởng nhân viên?
Điều quan trọng là lời khen ngợi phải đúng thời điểm, chân thực, cụ thể và được đưa ra theo cách có ý nghĩa nhất đối với nhân viên và công nghệ hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp làm việc đó một cách tiện lợi. Ngày nay, sự công nhận hoặc khen thưởng dễ dàng được đưa ra và lưu trữ trên các nền tảng công nghệ như EveHR của chúng tôi.
Xây dựng các chính sách để nhân viên phát triển bản thân
Việc đầu tư vào sự phát triển của nhân viên giúp họ cảm thấy quý trọng và kết nối mạnh mẽ hơn với tổ chức, tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Một trong những chính sách quan trọng là hỗ trợ học tập và phát triển nghề nghiệp, bao gồm việc cung cấp các khóa học, khóa đào tạo hoặc hỗ trợ tài chính cho việc học tập bên ngoài. Chính sách này không chỉ giúp nhân viên phát triển kỹ năng mà còn thể hiện sự cam kết của công ty đối với sự phát triển của các cá nhân.
Hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch sự nghiệp cũng là một chính sách quan trọng. Tổ chức có thể tạo cơ hội cho nhân viên thảo luận với người quản lý về mục tiêu và định hướng sự nghiệp của họ, đồng thời đề xuất các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Điều này tạo ra sự hứng thú và cam kết đối với công ty.
Cuối cùng, việc hỗ trợ trong việc thiết lập rõ lộ trình thăng tiến cũng khá quan trọng. Nhân viên cần biết rằng họ có cơ hội thăng tiến trong tổ chức và biết được con đường cụ thể để đạt được điều đó. Sự minh bạch và công bằng trong việc thăng tiến sẽ giữ chân nhân viên và tạo nền tảng cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn.
Lời kết
Chiến lược giữ chân nhân viên là một yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự ổn định và thành công của tổ chức trong thời đại cạnh tranh gay gắt. Mức lương cạnh tranh, phản hồi kịp thời, và môi trường làm việc tích cực là những yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân tài.
Sự kết nối, công nhận nỗ lực, đánh giá hiệu suất thường xuyên, và phát triển cá nhân cũng đóng vai trò quyết định cho tính cam kết của nhân viên đối với tổ chức. Để thành công trong việc giữ chân nhân tài, tổ chức cần vạch ra mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, đảm bảo mức lương cạnh tranh và xây dựng các chính sách hỗ trợ sự phát triển bản thân.
Sự đầu tư vào nhân viên không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một chiến lược thông minh để tạo ra một đội ngũ tài năng và đam mê, giúp tổ chức phát triển và bền vững trong tương lai.
Comments