Giữ chân nhân viên luôn là chủ đề nóng và được quan tâm bởi hầu hết nhân sự doanh nghiệp. Bởi lẽ, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp về phương diện chi phí và năng suất.
Ước tính rằng mỗi nhân viên nghỉ việc sẽ tiêu tốn chi phí tương đương 1.5 đến 2 lần(1) tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên đó hằng năm. Chưa kể, doanh nghiệp có thể mất đến 6 tháng để tìm kiếm người thay thế cho vị trí đang trống. Ngoài ra, theo báo cáo State of the Global Workplace của Gallup(2), chỉ có 33% nhân viên trên toàn thế giới gắn bó với doanh nghiệp họ đang làm việc.
Tìm hiểu mức độ gắn kết nhân viên và tỷ lệ giữ chân nhân viên có tác động lẫn nhau như thế nào có thể giúp doanh nghiệp tìm ra các giải pháp dài hạn để giảm tỷ lệ nghỉ việc và phát triển các giá trị trong văn hóa của doanh nghiệp.
Tại sao giữ chân nhân viên quan trọng trong doanh nghiệp?
Nhân viên nghỉ việc có thể làm giảm lợi nhuận và năng suất của doanh nghiệp, tốn kém chi phí trong việc tuyển dụng nhân viên mới và hao tốn thời gian đào tạo cho nhân viên mới. Đồng thời, nhân viên nghỉ việc có thể gây ra hiệu ứng domino. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải phân bổ nguồn lực và tiền bạc cho những vấn đề phát sinh đó thay vì dành quỹ tiền này cho việc lương thưởng cho nhân viên. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao có thể ảnh hưởng đến gắn kết trong doanh nghiệp, văn hóa công ty và trải nghiệm làm việc của nhân viên.
Nếu doanh nghiệp có thể giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể:
Cải thiện trải nghiệm của nhân viên
Trải nghiệm làm việc của nhân viên là yếu tố cần có trong từng giai đoạn của vòng đời làm việc của nhân viên, từ khi tuyển dụng đến lúc nghỉ việc. Với các chiến lược cung cấp các đặc quyền cho nhân viên, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của nhân viên một cách ý nghĩa.
Cải thiện trải nghiệm của nhân viên giúp tăng mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp (Nguồn: Freepik)
Giữ chân đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm
Những nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp chắc chắn sẽ có được nền tảng thông tin sâu hơn về doanh nghiệp và các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, mà điều này chính là những đóng góp vô giá đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty.
Điều gì ảnh hưởng đến sự gắn kết và giữ chân nhân viên?
Như chúng ta đã biết, những nhân viên cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp thường sẽ tiếp tục làm việc cho công ty hiện tại thay vì tìm kiếm cơ hội làm việc tại doanh nghiệp khác. Vậy điều gì khiến nhân viên cảm thấy không gắn kết với công ty?
Thiếu giao tiếp nội bộ
Những nhân viên cảm thấy lạc lõng hoặc họ không được tham gia vào các cuộc trò chuyện có thể khiến họ cảm thấy bắt đầu cảm thấy mất gắn kết với đồng nghiệp và công ty. Giao tiếp là chìa khóa trong bất kỳ doanh nghiệp nào và điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả nhân viên cảm thấy họ có thể dễ dàng kết nối với đồng nghiệp và nêu lên ý kiến của mình.
Thiếu gắn kết với mục tiêu/ sứ mệnh của doanh nghiệp
Những nhân viên gắn kết với công ty sẽ cảm thấy công việc của họ quan trọng và góp phần vào mục tiêu/ sứ mệnh lớn của doanh nghiệp. Nếu nhân viên của bạn không hiểu vai trò của họ phù hợp như thế nào với các giá trị tổng thể của công ty, thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro về sự gắn kết của nhân viên. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp thường xuyên nhắc nhở nhân viên của mình về các giá trị của công ty và lý do tại sao công việc của họ lại quan trọng đến vậy đối với sứ mệnh của công ty.
Không công nhận nhân viên
Mỗi nhân viên luôn muốn được công nhận và đánh giá cao những nỗ lực trong công việc, cho dù là nhỏ nhất. Khi nhân viên không nhận được sự công nhận cho những nỗ lực của họ, họ sẽ cảm thấy thiếu gắn kết với đồng nghiệp và doanh nghiệp. Công nhận và khen thưởng nhân viên vì sự chăm chỉ và cống hiến của họ là chìa khóa để tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Nhân viên không có cơ hội phát triển
Hầu hết nhân viên đều muốn có cơ hội học hỏi để phát triển hơn cũng như nâng cao kỹ năng của mình. Trên thực tế, nghiên cứu của Pew(3) cho thấy 63% những người nghỉ việc vào năm 2022 là do thiếu cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Nếu nhân viên của bạn không được tiếp cận với các cơ hội đào tạo hoặc phát triển nghề nghiệp, họ khó có thể tiếp tục gắn bó với công việc của mình.
Môi trường làm việc thiếu sự linh hoạt
Doanh nghiệp trên khắp thế giới đã và đang hướng đến một quy chuẩn, phương pháp làm việc mới, và việc cho phép nhân viên có thể làm việc từ xa là “chìa khóa” giải quyết vấn đề thiếu sự linh hoạt trong môi trường làm việc. 62%(4) nhân viên tin rằng việc làm từ xa có tác động tích cực đến sự hứng thú trong công việc. Vì thế, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho nhân viên tự do làm việc theo cách phù hợp nhất với họ.
Chiến lược tăng gắn kết nhân viên & giữ chân nhân tài
Cải thiện mức độ gắn kết của nhân viên, đồng thời tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài đòi hỏi nỗ lực liên tục từ phía doanh nghiệp. Có nhiều chiến lược giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ gắn kết và giữ chân nhân viên.
Các chiến lược tăng gắn kết và giữa chân nhân viên (Nguồn: Freepik)
Trải nghiệm Onboard tuyệt vời
Theo một báo cáo từ Gallup, chỉ có 12% nhân viên cho rằng doanh nghiệp của họ đã thành công trong việc onboard cho nhân viên mới. Điều đó có nghĩa là 88% nhân viên mới không được trang bị những kiến thức, yêu cầu cần thiết trong quá trình onboard. Bằng cách chuẩn bị và thiết lập một kế hoạch onboard cụ thể, bạn có thể cung cấp cho nhân viên mới các công cụ và kiến thức cần thiết để cảm thấy thoải mái nhất trong bước đầu tham gia vào doanh nghiệp.
Khi onboard cho nhân viên viên, doanh nghiệp nên để các nhân viên từ các phòng ban khác nhau, bao gồm nhân sự, các bộ phận liên quan, nhân viên trực tiếp làm việc và các thành viên cao cấp (kể cả CEO) tham gia vào quá trình onboard cho nhân viên mới. Bằng cách này, doanh nghiệp đang tạo môi trường giao tiếp cởi mở, giúp nhân viên mới hiểu rõ về vị trí công việc của họ.
Xây dựng mối quan hệ công sở tốt đẹp
Việc xây dựng các mối quan hệ nơi công sở có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mối quan hệ công sở tốt đẹp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Cụ thể, khi nhân viên cảm thấy gắn bó với đồng nghiệp, họ sẽ cảm thấy việc đến công ty mỗi ngày trở nên nhẹ nhàng hơn, năng suất làm việc của các phòng ban cũng tăng cao do có sự phối hợp giữa các nhân viên với nhau.
Vậy điều gì thúc đẩy nhân viên gắn kết với nhau? Văn hóa công nhận và khen thưởng là một ví dụ điển hình. Qua việc nhận được những công nhận hay lời khen thưởng từ đồng nghiệp hoặc “sếp” của mình, nhân viên sẽ cảm thấy những nỗ lực của bản thân luôn được đánh giá cao và đồng thời công nhận những nỗ lực của đồng nghiệp xung quanh mình. Điều này tạo nên mối liên kết giữa các nhân viên với nhau, giúp nhân viên cởi mở hơn trong việc chia sẻ và củng cố mối quan hệ nơi công sở.
Công nhận nỗ lực của nhân viên
Nhân viên sẽ cảm thấy được đánh giá cao và được trân trọng nếu được công nhận và khen thưởng cho những nỗ lực của họ.
Bằng cách triển khai nền tảng công nhận và khen thưởng nhân viên cũng như kết hợp với những chiến lược khác, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ gắn kết và giữa chân nhân viên. Nền tảng công nhận nhân viên giúp các doanh nghiệp tối ưu việc truyền tải văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy nhân viên công nhận những nỗ lực của đồng nghiệp; đồng thời, hỗ trợ nhân sự trong việc quản lý và đo lường mức độ gắn kết giữa nhân viên trong doanh nghiệp.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp qua nền tảng EveHR (Nguồn: EveHR)
Quan tâm đến sức khỏe nhân viên
Triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe vật lý và tinh thần cho nhân viên là một trong những chiến lược được áp dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp lớn. Qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, cũng như tổ chức những buổi tư vấn sức khỏe hay workshop giúp nhân viên cải thiện và chữa lành những vấn đề về sức khỏe vật lý và tinh thần trong quá trình làm việc.
Nhân viên với sức khỏe tốt sẽ làm việc hiệu quả và năng suất hơn, mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp:
Giảm tỷ lệ vắng mặt: các chương trình chăm sóc sức khỏe có thể giảm tỷ lệ vắng mặt của nhân viên đến 14-19%
Cải thiện văn hóa doanh nghiệp: 77%(5) nhân viên cho biết các chương trình chăm sóc sức khỏe giúp họ nhận thức rõ ràng về văn hóa tại doanh nghiệp
Tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên: 85% nhân viên cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp
Cơ hội phát triển nghề nghiệp rõ ràng
Nhân viên sẽ không ở lại lâu với doanh nghiệp mà họ cảm thấy không học hỏi được gì.
Khi doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên trong việc phát triển các kỹ năng liên quan đến công việc của họ, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp và tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.
Doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhân viên trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết trong công việc bằng cách thực hiện chính sách hoàn trả chi phí cho các chương trình và chứng chỉ, bao gồm các chi phí tham gia hội thảo hay các chứng chỉ phát triển kỹ năng cho nhân viên.
Thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tích cực có ảnh hưởng đáng kể trong việc thu hút và giữ chân nhân viên. Nhiều người nghĩ rằng một văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời được cấu tạo bởi những phúc lợi mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên. Tuy nhiên,việc hình thành văn hóa của một doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với việc có không gian làm việc đẹp, pantry đầy ắp đồ ăn hay khu giải trí cho nhân viên.
Văn hóa doanh nghiệp nên phản ánh những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Cụ thể, nếu doanh nghiệp chú trọng vào việc xây dựng các mối quan hệ giữa nhân viên với nhau, doanh nghiệp nên tập trung vào các giá trị có thể giúp nhân viên gắn kết hơn với đồng nghiệp và doanh nghiệp.
Cải thiện tỷ lệ gắn kết và giữ chân nhân viên với EveHR
EveHR cung cấp các giải pháp giúp nhân sự giải quyết bài toán gắn kết trong doanh nghiệp và giữa chân nhân tài qua việc phát triển văn hóa công nhận và khen thưởng.
Công nhận thường xuyên và liên tục: nhân viên có thể gửi khen thưởng để công nhận những nỗ lực/ thành tích của đồng nghiệp dù nhỏ hay to bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
Phúc lợi “đúng ý” nhân viên: EveHR hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu và cá nhân hóa những phúc lợi theo nhu cầu của nhân viên để nhân viên có những trải nghiệm làm việc tốt nhất.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp để tăng tỷ lệ gắn kết và giữ chân nhân viên? Đặt lịch demo với EveHR để trải nghiệm thực tế cách xây dựng văn hóa khen thưởng tích cực cho doanh nghiệp của bạn.
EveHR là một trong những ứng dụng hàng đầu giúp gắn kết nhân viên. Chúng tôi hiểu được những điểm chạm trong chu trình làm việc của nhân viên tại công ty từ lúc bắt đầu nhận việc đến khi thôi việc. Vì thế, các tính năng được thiết kế nhằm bổ trợ cho những khó khăn trong từng giai đoạn. Lấy ý kiến nhân viên qua những bài khảo sát được thực hiện nhanh và trực tiếp trên nền tảng và được sự tín nhiệm của nhiều công ty lớn như DHL, Suntory Pepsico, Nestle, AIA… EveHR tin tưởng có thể cùng đồng hành tại mảng gắn kết, tăng năng suất hiệu quả nhân viên.
EveHR thuộc tập đoàn Fram^ Group – một công ty phát triển phần mềm cao cấp được niêm yết trên sàn NASDAQ.
Website: https://www.evehr.vn | Phone: 0326 257 070 | Email: help@evehr.vn
Facebook: https://evehr.app/FB
Zalo Official Account: https://evehr.app/Zalo
LinkedIn: https://evehr.app/LinkedIn
Download tại đây:
👉 IOS
👉 Android
Comments